BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÂM ĐỒNG & CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT

Bản đồ Hành chính Tỉnh Lâm Đồng mới nhất do ThanhPhoThuDuc.Com.Vn cập nhật năm 2021. Từ năm 2010, Bản đồ Quy hoạch Tỉnh Lâm Đồng có 2 thành phố lớn và 10 huyện. Hai thành phố chính là Đà Lạt và Bảo Lộc đang có tốc độ phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Đặc biệt Thành phố Đà Lạt là trung tâm của cả tỉnh Lâm Đồng, có lượng du khách đến tham quan hàng năm nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu thông tin về Bản đồ Hành chính Tỉnh Lâm Đồng là nhu cầu cần thiết, đồng thời là thông tin cung cấp bản đồ vị trí đường đi giao thông cho các du khách khi đến tham quan Tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài ra thì chúng tôi còn cập nhật các thông tin về thị trường bất động sản Lâm Đồng mới nhất cùng với Danh sách các Dự án tại trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng

>> Dự án biệt thự Dal’Amour Đà Lạt

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÂM ĐỒNG MỚI NHẤT

Lâm Đồng là tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên có độ cao chênh lệch từ 300 – 1.500 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18-25 oC với diện tích 9.773,54 km2. Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa – tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk – Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai – tỉnh Bình Phước.

* Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới

Từ năm 2010 Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 10 huyện; Thành phố Đà Lạt là Trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh. Dân số toàn tỉnh trên 1,3 triệu người với 43 dân tộc sinh sống. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn.

Năm 2018, Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân, xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.312.900 người dân, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.433 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4064 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 59,74 triệu đồng (tương ứng với 2.595 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,14%.

Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính ngoài 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Thành phố Đà Lạt & Bảo Lộc còn có 10 huyện như: Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà cùng với 147 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

BẢN ĐỒ THÔNG TIN QUY HOẠCH TỈNH LÂM ĐỒNG

Bản đồ quy hoạch Tỉnh Lâm Đồng
Bản đồ quy hoạch Tỉnh Lâm Đồng

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Nguyên, là một tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên trong bản đồ Việt Nam. Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km² và dân số là 251.370 người năm 2018. Các vị trí tiếp giáp với thành phố Đà lạt:

  • Phía Bắc giáp với huyện Lạc Dương
  • Phía Nam giáp với huyện Đức Trọng
  • Phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương
  • Phía Tây giáp với huyện Lâm Hà

>> Bán Biệt thự Dal’Amour phường 3 Thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường trực thuộc

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Thành phố Bảo Lộc là một thành phố nhỏ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng. Thành phố có thế mạnh về ngành công nghiệp sản xuất trà do nằm ở độ cao thích hợp trồng trà. Ngoài ra Bảo Lộc cũng được mệnh danh là mảnh đất trù phú và là thủ phủ của ngành tơ lụa Việt Nam. Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập Thành Phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).

Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị cấp xã gồm 6 phường: 1, 2, B’lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 5 xã: Đại Lào, Đạm Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh với 120 thôn, buôn, xóm, tổ dân phố.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BẢO LÂM

Huyện Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Di Linh, độ cao trung bình là 900 m. Trung tâm huyện cách Thành phố Hồ Chí Minh 210 km về phía đông bắc, cách thành phố Đà Lạt 140 km về phía tây nam cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 8 km về phía bắc.

Vị trí địa lý huyện Bảo Lâm:

  • Phía đông giáp huyện Di Linh;
  • Phía tây giáp các huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên; tây nam giáp huyện Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc, thành phố Bảo Lộc gần như nằm trọn trong lòng huyện;
  • Phía nam giáp các huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận);
  • Phía bắc giáp thành phố Gia Nghĩa và các huyện Đắk R’lấp, Đắk Glong (Đắk Nông).

Diện tích huyện Bảo Lâm là 1465 km2, dân số năm 2018 là 118.420 người. Các dân tộc chủ yếu sống ở huyện này là: K’ho, Kinh, Nùng, Tày…

Huyện Bảo Lâm gồm thị trấn Lộc Thắng (huyện lỵ) và 13 xã: B’lá, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN CÁT TIÊN

Huyện Cát Tiên là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Địa bàn huyện Cát Tiên thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Huyện Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông
  • Phía tây bắc và phía tây giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía nam giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía đông giáp huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm.

Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện.

Huyện Cát Tiên có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cát Tiên (huyện lỵ), Phước Cát và 7 xã: Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN DI LINH

Huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1.000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 1614,63 km²; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Huyện Di Linh có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Đức Trọng
  • Phía tây giáp huyện Bảo Lâm
  • Phía nam giáp các huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận
  • Phía bắc giáp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và huyện Lâm Hà.

Huyện lỵ của huyện là thị trấn Di Linh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 220 km về phía đông bắc và cách thành phố Đà Lạt 75 km về phía tây nam.

Huyện Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Dân số Di Linh tại thời điểm tháng 3 năm 2009 là 160.830 người.

Huyện Di Linh hiện nay có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hòa, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hòa Bắc, Hòa Nam, Hòa Ninh, Hòa Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Lâm, Tân Nghĩa, Tân Thượng.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐẠ HUOAI

Đạ Huoai là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Huyện Đạ Huoai có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Việt Nam và được mệnh danh là “thủ phủ sầu riêng Việt Nam”.

Huyện Đạ Huoai nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Đà Lạt 155 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 145 km về phía Tây Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm
  • Phía tây giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và huyện Đạ Tẻh
  • Phía nam giáp huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
  • Phía bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh.

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 494,4 km², dân số là 33.998 người, mật độ dân số đạt 69 người/km².

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang được xây dựng đi qua.

Có số người lao động thiểu số tại chỗ khoảng 20%. Người dân tộc sống chủ yếu dựa trên việc khai thác lâm sản phụ.

Huyện Đạ Huoai hiện nay có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ma Đa Guôi (huyện lỵ), Đạ M’ri và 7 xã: Đạ Ploa, Đạ Oai, Đạ Tồn, Đoàn Kết, Hà Lâm, Ma Đa Guôi, Phước Lộc.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐẠ TẺH

Đạ Tẻh là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Huyện Đạ Tẻh nằm trên vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Di Linh và vùng Đông Nam Bộ.

  • Phía bắc giáp hai huyện Cát Tiên và Bảo Lâm.
  • Phía nam giáp huyện Đạ Huoai.
  • Phía tây giáp huyện Cát Tiên và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai).
  • Phía đông giáp huyện Bảo Lâm.

Huyện Đạ Tẻh hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đạ Tẻh (huyện lỵ) và 8 xã: An Nhơn, Đạ Kho, Đạ Lây, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quảng Trị, Quốc Oai, Triệu Hải.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐAM RÔNG

Đam Rông là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Địa bàn huyện Đam Rông nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và đông nam giáp huyện Lạc Dương
  • Phía tây nam giáp huyện Lâm Hà
  • Phía tây giáp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
  • Phía bắc và tây bắc giáp các huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
  • Phía đông bắc giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk với ranh giới là sông Đạ M’rông (nhánh đầu nguồn của dòng sông Ea Krông Nô).

Huyện Đam Rông được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Đạ K’nàng, Đạ Long, Đạ M’Rông, Đạ Rsal, Đạ Tông, Liêng S’rônh, Phi Liêng, Rô Men (huyện lỵ).

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

Đơn Dương là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Lâm Đồng, giáp với Đà Lạt, huyện có độ cao trên 1.000 m. Huyện nằm ở phía Bắc cao nguyên Di Linh, là 1 trong 2 cao nguyên bao phủ tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích đất tự nhiên trên 61.000 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha.

* Huyện Đơn Dương cũng là nơi có Dự án Novaworld Đà Lạt nằm ngay Hồ Đạ Ròn với quy mô 1000 ha

Huyện Đơn Dương có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Ninh Thuận
  • Phía tây và phía nam giáp huyện Đức Trọng
  • Phía bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Địa hình được chia làm 3 dạng chính

  • Địa hình núi cao.
  • Địa hình đồi thoải lượn sóng.
  • Địa hình thung lũng sông suối.

Các loại đất ở địa phương: Gồm có các loại đất chính sau:

  • Đất phù sa dốc tụ.
  • Đất phù sa sông suối.
  • Đất phù sa không được bồi hàng năm.
  • Đất nâu đỏ trên Ban Zan.
  • Đất đỏ vàng trên đá phiến.
  • Đất mùn vàng đỏ Gzanit và Daxit.

Đơn Dương cũng như toàn bộ Tây Nguyên, là nơi tập trung nhiều dân tộc sinh sống.

Trong dân số 91.000 dân của huyện thì có 17.000 người thuộc các dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số ở Đơn Dương là là: K’ho, Chill, Chu Ru, Ê-đê, Nùng, tày, Hoa, Chàm, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện. ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu.

Lao động có trình độ sơ cấp và không có bằng cấp, chưa qua đào tạo chiếm 82,6% tổng số lao động.

Huyện Đơn Dương được chia thành 10 đơn hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn Thạnh Mỹ (huyện lị), D’ran và 8 xã: Đạ Ròn, Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Pró, Quảng Lập, Tu Tra.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỨC TRỌNG

Đức Trọng là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Huyện nằm ở cuối phần cao nguyên Di Linh.

Huyện Đức Trọng có diện tích tự nhiên 901,79 km² và dân số 178.100 người (2017). Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía nam, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh) và Quốc lộ 27 (Đà Lạt – Buôn Ma Thuột). Quốc lộ 20 và Quốc lộ 27 đi Ninh Thuận – Nha Trang và đường nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 28 ở đoạn Ninh Gia – Bắc Bình (Bình Thuận).

Huyện Đức Trọng có ranh giới hành chính tiếp giáp với tỉnh, thành phố và các huyện sau:

  • Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt
  • Phía Nam giáp huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận
  • Phía Đông giáp huyện Đơn Dương
  • Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.

Huyện Đức Trọng có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Đa Quyn, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thol Hạ, Phú Hội, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội, Tân Thành.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠC DƯƠNG

Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Diện tích tự nhiên: 1.316,3 km². Huyện được xem là nóc nhà của Lâm Đồng và Tây Nguyên, với độ cao trung bình 1.700m, cao nhất trong các huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Huyện Lạc Dương có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa
  • Phía tây giáp các huyện Lâm Hà và Đam Rông
  • Phía nam giáp thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương
  • Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

Dân cư 25.050 người với tổng cộng cấp xỉ 5.900 hộ.

Huyện Lạc Dương có 1 thị trấn: Lạc Dương và 5 xã: Đạ Chais, Đạ Nhim (Đa Nhim), Đạ Sar, Đưng Knớ, Lát.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LÂM HÀ

Huyện Lâm Hà có địa giới hành chính:

  • Phía đông giáp huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt
  • Phía tây giáp tỉnh Đắk Nông
  • Phía nam giáp huyện Di Linh với ranh giới là sông Đa Dâng
  • Phía bắc giáp các huyện Đam Rông và Lạc Dương.

Diện tích tự nhiên Lâm Hà là 97.852,49 ha (978,52 km²). Dân số 133.679 người, vào thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng tháng 4 năm 2009, gồm 29 dân tộc thiểu số như: Kơ Ho, Mạ, Tày, Nùng, và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất nước.

Huyện Lâm Hà được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn: Đinh Văn (huyện lị), Nam Ban và 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.

Trên đây là tổng hợp Bản đồ hành chính Tỉnh Lâm ĐồngBản đồ hành chính các huyện thành tỉnh Lâm Đồng. Hy vọng những chia sẽ trong bài viết giúp Quý khách hàng có được thông tin hữu ích

5/5 (6 Reviews)